Chào mừng bạn đến với Nguyên Liệu Chuẩn!
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
Nguyên Liệu Chuẩn

Đường Phèn Là Gì? Công Dụng Và Những Món Ngon Thanh Mát Từ Đường Phèn

Thứ Ba, 26/09/2023
Nguyễn Sơn

“Ngọt như đường cát, mát như đường phèn” là câu nói thường được nhắc đến khi nói về tác dụng của đường phèn. Đường phèn kết tinh từ mật mía tự nhiên nên có vị ngọt thanh và tốt cho sức khỏe. Dùng đường phèn để nấu chè, pha nước uống, làm mứt, chưng yến, ngâm chanh đào… đều rất ngon và phù hợp.

Đường phèn là gì? Đường phèn được làm từ gì?

Đường phèn còn có tên gọi khác là băng đường, tên khoa học là Saccharose. Đường phèn được làm từ mật mía, củ cải đường, thốt nốt, lúa miến ngọt…

Cách nấu đường phèn theo phương pháp thủ công khá phức tạp, công phu và tốn nhiều thời gian. Đầu tiên, người thợ sẽ hòa tan đường cát trắng với nước lã và nước vôi trong (được ngâm từ vỏ sò, hến) theo tỷ lệ thích hợp rồi cho vào nấu. Khi nước đường sôi thì cho trứng gà vào để tạp chất nổi lên, vớt nhiều lần cho đến khi sạch bọt bẩn. Đồng thời, người thợ sẽ cho dầu phộng để đường khỏi bị trào và tạo độ bóng mướt cho đường.

Sau đó, đường sẽ được lọc qua một lớp vải có độ dày vừa phải để loại bỏ tạp chất lần 2. Công đoạn quan trọng nhất là canh độ đường chín tới rồi đổ vào vại (chum) đã căng sẵn những mạng chỉ để đường có chỗ dựa kết tinh, đóng khối. Khoảng 7 – 9 ngày sau thì nghiêng vại cho mật chảy ra hết sẽ thu được đường phèn kết tinh, màu vàng ngà và có hình dạng từng khối.

Đường phèn trắng được làm từ đường cát trắng thông qua quá trình sản xuất công nghiệp, tinh chế và sử dụng chất tẩy trắng nên thu được đường phèn có màu trắng tinh khiết.

Đường phèn là một trong những đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi với những làng nghề nức tiếng một thời như Ba La – Vạn Tượng. Đường có vị ngọt thanh, không quá gắt, dịu nhẹ, để lại cảm giác khó phai cho người thưởng thức.

Đường phèn có tác dụng gì?

Theo Đông y, đường phèn có vị ngọt thanh mát, tính bình và mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật có thể kể đến của đường phèn.

Dùng làm nguyên liệu nấu ăn, pha chế thức uống

Đường phèn là gia vị phổ biến trong nấu ăn, pha chế thức uống như: nấu chè, làm bánh, làm mứt, nấu kẹo, ngâm rượu trái cây… Không chỉ tạo nên vị đậm đà vừa phải, đường phèn còn giúp cho món ăn có hương vị đặc biệt, các món chè ngọt mát hơn, không tạo cảm giác gắt cổ.

Dùng đường phèn để pha chế các loại đồ uống, nấu các loại nước mát… sẽ đem lại tác dụng giải nhiệt cơ thể vào mùa hè nắng nóng.

Trị ho và ngăn ngừa các cơn ho cho bé

Là loại thực phẩm có tính bình, tác dụng sát khuẩn, có khả năng làm dịu cơn đau rát cổ họng nên đường phèn thường được kết hợp với chanh, tắc, tạo nên bài thuốc có tác dụng điều trị ho, làm giảm các triệu chứng do bệnh viêm họng gây ra.

Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên cho trẻ dùng kháng sinh mà hãy áp dụng bài thuốc dân gian tắc chưng đường phèn. Đây là phương pháp an toàn, lành tính, hiệu quả và không gây ra các tác dụng phụ như thuốc.

Nếu không có thời gian chế biến, bạn có thể cho bé ngậm 1 viên đường phèn nhỏ cũng rất hiệu quả.

Đường phèn giúp bổ thận sinh tinh

Một phương thuốc dân gian phổ biến được nhiều người áp dụng là chưng đường phèn với rễ cây đậu bắp, uống vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi ăn, giúp cải thiện và nâng cao đời sống tình dục. Với nguồn nguyên liệu rẻ, an toàn và gần gũi, các quý ông có thể nghiên cứu bài thuốc này để có một tinh thần tráng kiện hơn.

Tác hại của đường phèn

Không thể phủ nhận những công dụng của đường phèn đối với sức khỏe, nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể ra một số vấn đề về sức khỏe như nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch và các bệnh về răng miệng.

Những đối tượng sau đây nên thận trọng khi dùng đường phèn:

  • Người bệnh gặp phải vấn đề về tăng đường huyết như tiểu đường.
  • Người bệnh mắc các bệnh lý đi kèm như tổn thương gan, thận, bệnh lý về tim mạch như huyết áp cao.
  • Người mắc chứng béo phì, rối loạn mỡ máu.
  • Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy.

Tin liên quan